Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisic ing elit, sed do eiusm
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisic ing elit, sed do eiusm

BỆNH GÚT LÀ GÌ?

Thông Tin Nhanh: Chuỗi Ấn Phẩm Dễ Đọc cho Công Chúng


Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến:
·         Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái
·         Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da
·         Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.
Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Thông thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên.
Bệnh gút có thể gây ra:
·         Đau
·         Sưng
·         Tấy đỏ
·         Nóng
·         Cứng khớp.
Ngoài ngón chân cái, bệnh gút có thể ảnh hưởng đến:
·         Mu bàn chân
·         Mắt cá chân
·         Gót chân
·         Đầu gối
·         Cổ tay
·         Ngón tay
·         Khuỷu tay.

Cơn đau do bệnh gút có thể gây ra do các sự kiện căng thẳng, rượu hoặc ma túy hay một bệnh khác. Các cơn đau ban đầu thường thuyên giảm trong vòng 3 đến 10 ngày, ngay cả khi không điều trị. Các cơn đau tiếp theo có thể không xuất hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Đọc thêm những bài khác cùng chuyên mục :
Bệnh gút là gì?
Chữa bệnh gút như thế nào?
 Ăn gì khi bị bệnh tiểu đường?
(Nguồn : NguyenQuangDat.com)

Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc ý kiến đóng góp vui lòng để lại bên dưới hoặc gọi điện thoại số 0975.228.600 – 0934.028.099 để đặt hàng. Xin cám ơn !




Read more

BỆNH GÚT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Bệnh Gút (Gout - Thống Phong) là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người - đã hơn 2000 năm. Bênh Gút thường do các cơn tái phát của viêm khớp cấp tính, biểu hiện thông thường nhất là sưng tấy, đỏ ngón chân cái (50% trường hợp). Bênh gút nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ axit uric ở các khớp, gân, cơ và xunh quanh các mô.
Nam giới thường mắc bệnh gút nhiều hơn phụ nữ (tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45). Bệnh Gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Gút trong lịch sử được coi là bệnh của vua chúa hay bệnh của người giàu vì thường xuất hiện trên những người ăn uống thừa chất. Ngày nay người ta biết rõ rằng bệnh gút là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh gút.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút :

Bệnh Gút tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ.
·         Tiêu biểu nhất là việc sưng tấy, đỏ ngón chân cái
·         Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45. Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu)
·         Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón I bàn chân (70%)
Tính chất của Bệnh Gút là bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục (tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...)
bệnh gút (Ảnh minh họa )

Nguyên nhân gây bệnh gút :

Bệnh gút có nhiều nguyên nhân, trong đó nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính. Bệnh có thể xảy ra do 1 số lý do: di truyền, chế độ ăn uống, sự bài tiết axit uric của thận.

Thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút:
·         Sử dụng nhiều thức uống có cồn.
·         Đồ uống có hàm lượng đường cao.
·         Thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản).

Gần đây các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng có một số thực phẩm giàu Purine mà mọi người vẫn tin là nguyên nhân của gút như: đậu hà lan, rau chân vịt, rau lăng, protein tổng hợp trong thực tế thì không có ảnh hưởng gì.

 axit uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giảng của Purin - có thể thấy trong tạng động vật: gan, não, thận, lách và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
Thông thường axit uric bị phân hủy trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo quá nhiều axit uric hoặc thải axit ra quá ít. Hậu quả là axit uric trong máu tăng lên, tích lũy và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
Một số tình trạng khác, gọi là giả Gút, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể axit uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.

Yếu tố nguy cơ bệnh gút :

Những yếu tố hay hoàn cảnh sau có thể làm tăng nguy cơ bệnh Gút :
- Lối sống: thường nhất là uống nhiều cồn, đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. Nếu thể trọng tăng cao hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gút.
- Một số bệnh lý và thuốc: một số bệnh lý và thuốc điều trị cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gút, như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, ít vận động,...cũng làm tăng axit uric máu. Một số thuốc như lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép). Hóa trị liệu trong một số bệnh như ung thưlàm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu. 
- Gen di truyền. Một phần tư số bệnh nhân bị bệnh Gút có tiền sử gia đình bệnh này.
- Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ axit uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinhlại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.

Biến chứng bệnh gút

Một số bệnh nhân bị Gút tiến triển đến viêm khớp mạn tính, dẫn đến biến dạng khớp, hủy hoại khớp. Một số ít có thể bị sỏi thận hoặc nặng hơn nữa là suy thận.
Biến chứng bệnh gút (ảnh minh họa)

Điều trị bệnh gút

Thuốc kháng viêm không dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gút cấp tính. Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu dùng để trị bệnh gút kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dày tá tràng.
Trước bối cảnh đó, ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, trong đó Hoàng Thống Phong dẫn đầu cho nhóm sản phẩm này. Hoàng Thống Phong với thành phần chính là trạch tả có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp đào thải axit uric và các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời kết hợp với các vị thuốc ba kích, nhàu, thổ phục linh, hoàng bá…giúp giảm đau, giảm sưng khớp, tăng cường chức năng gan thận, đào thải axit uric và các chất độc hại ra khỏi cơ thể, từ đó tạo nên một bài thuốc y học cổ truyền giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút một cách hiệu quả sau mỗi đợt sử dụng từ 3 đến 6 tháng.

Phòng ngừa bệnh gút

Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn gút. Nếu bạn bị bệnh Gút, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zylopric) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất axit uric. Việc duy trì nồng độ axit uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gút lâu dài và hiệu quả nhất.

Tự chăm sóc bản thân khi bị bệnh gút

Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh Gút, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :
- Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ axit uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy càng làm tăng axit uric máu.
- Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,...các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.
- Giới hạn hoặc tránh rượu. Nếu bạn đang bị bệnh Gút, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia. Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết axit uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, môt cốc nếu bạn là nữ.
- Uống nhiều nước (đảm bảo khoảng 2-3 lít nước/ ngày), hoặc uống thêm nước khoáng chứa kiềm (nước sô đa).

Có thể bạn quan tâm! (Click vào banner để được tư vấn sức khỏe miễn phí từ chúng tôi)

Đọc thêm những bài khác cùng chuyên mục :
Bệnh gút là gì?
Chữa bệnh gút như thế nào?
 Ăn gì khi bị bệnh tiểu đường?
(Nguồn : NguyenQuangDat.com)


Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc ý kiến đóng góp vui lòng để lại bên dưới hoặc gọi điện thoại số 0975.228.600 – 0934.028.099 để đặt hàng. Xin cám ơn !



Read more

TỔNG QUAN BỆNH GÚT


BỆNH GÚT
I. ĐẠI CƯƠNG.
1. Định nghĩa.

Bệnh Gút là một bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric, lượng acid uric cao trong máu lắng đọng ở khớp gây nên tình trạng viêm khớp không đặc hiệu.
2. Nguồn gốc và sự chuyển hóa acid uric.
Có thể nói nguồn gốc trực tiếp gây bệnh Gút là acid uric, do đó cần tìm hiểu nguồn gốc và sự chuyển hóa acid uric trong cơ thể. ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được giữ ở một mức độ cố dịnh là 5mg% ở nam và 4mg% ở nữ. Tổng lượng acid uric trong cơ thể là 1000mg, lượng này luôn được chuyển hóa sinh mới và thải trừ.
- Acid uric được tạo ra từ 3 nguồn:
+ Thoái giáng từ các chất có nhân purin (protid động vật) do thức ăn mang vào.
+ Thoái giáng từ các chất có nhân purin có trong cơ thể (các acid nhân AND và ARN do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra).
+ Tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.
- Tham gia vào quá trình hình thành acid uric từ 3 nguồn trên còn có sự tham gia của các men: nuclease, xanthinoxydase, hypoxanthin-guanin-phosphoribosyl- transferase (HGPT):

- Thải trừ: để cân bằng lượng acid uric trong máu, hàng ngày acid uric được thải ra ngoài chủ yếu theo con đường thận (450-500mg/24h) và một phần qua phân và các con đường khác (200mg).
3.1. Vai trò sinh bệnh của acid uric.
Khi lượng acid uric trong máu tăng trên 7mg% (416mmol/l) và tổng lượng acid uric trong cơ thể tăng thì acid này sẽ lắng đọng lại ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng các tinh thể acid uric hay urat monosodic gây tổn thương tại các cơ quan đó:
- Lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp.
- Lắng đọng ở thận gây sỏi thận.
- Lắng đọng ở các nội tạng và cơ quan khác gây Gút ở các nơi đó như:
+ Sụn xương: sụn khớp, sụn vành tai, thanh quản.
+ Gân: gân Achille, các gân duỗi các ngón...
+ Tổ chức dưới da: ở khuỷu, mắt cá, gối.
+ Thành tim, thành mạch.
+ Mắt.
+ Các cơ quan khác: hiếm gặp.
3.2. Nguyên nhân gây tăng acid uric.
- Tăng acid uric bẩm sinh: trong bệnh Lesh-Nyhan, do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện toàn thân, thần kinh, thận và khớp.
- Tăng acid uric nguyên phát: gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
- Tăng acid uric thứ phát: do các nguyên nhân:
+ Do ăn nhiều: nhất là ăn nhiều thức ăn có hàm lượng purin cao như gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua, do uống rượu... Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là những nguyên nhân trực tiếp.
+ Do tăng thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức): trong bệnh đa hồng cầu, leuxemi kinh thể tủy, Hodgkin, sacom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng nhiều thuốc diệt tế bào để điều trị ung thư.
+ Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận.
3.3. Vai trò của acid uric trong viêm khớp.
Viêm khớp vi thể: dựa vào những nhận xét về dịch khớp và thực nghiệm, Hollander và Mc.Carty nêu lên vai trò của một số tinh thể nhỏ gây viêm khớp và gọi chung là nhóm viêm màng hoạt dịch vi tinh thể: tinh thể urat monosodic trung bệnh Gút, tinh thể pyrophosphat Ca trong bệnh vôi hóa sụn khớp, và tinh thể hydrocortison trong viêm khớp sau tiêm hydrocortison tại chỗ.
Trong bệnh Gút, urat lắng đọng ở màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:
- Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.
- Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới và thực bào các vi tinh thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này là một tác nhân gây viêm rất mạnh.
- Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng nhiều và phản ứng viêm trở thành một vòng luẩn quẩn làm viêm kéo dài. Do đó trên lâm sàng sẽ thấy 2 thể Goutte: Thể bệnh cấp tính, quá trình viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt nhưng hay tái phát. Thể viêm mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục không ngừng

2.1. Triệu chứng lâm sàng.
2.1.1. Tại khớp.

- Nổi u cục (tophi): là hiện tượng lắng đọng urat ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương, sụn... Vị trí thường thấy ở trên các khớp bàn ngón chân cái, các ngón chân khác, cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay và đốt ngón gần, có một vị trí rất đặc biệt là trên sụn vành tai. Không bao giờ có ở khớp háng, vai và cột sống.
Tính chất: Kích thước to nhỏ không đều, đường kính từ vài mm đến vài cm, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không di động do dính vào nền ở dưới, không đối xứng 2 bên và không cân đối, ấn vào không đau, được bọc bởi một lớp da mỏng, phía dưới thấy cặn trắng như phấn, đôi khi da bị loét và dễ chảy nước vàng và chất trắng như phấn.
- Viêm đa khớp: Các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm bàn ngón chân và tay, đốt ngón gần, cổ tay, gối, khuỷu, viêm thường nhẹ không đau nhiều và có tính chất đối xứng, diễn biến chậm. Các khớp háng, vai, cột sống không bị tổn thương.
2.1.2. Biểu hiện ngoài khớp.
- Thận: urat có thể lắng đọng ở thận dưới hai hình thức:
+ Lắng đọng rải rác ở nhu mô thận: có thể không biểu hiện triệu chứng gì, cũng có khi gây viêm thận bể thận.
+ Sỏi đường tiết niệu: sỏi urat ít cản quang nên chụp X quang khó phát hiện, sỏi tiết niệu là một yếu tố tiên lượng bệnh.
- Gân, túi hoạt dịch: có thể gây đứt gân hoặc chèn ép thần kinh (hội chứng đường hầm).
- Ngoài da và móng tay móng chân: thành từng vùng và mảng dễ nhầm với bệnh ngoài da khác.
- Tim: urat có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có khi cả ở van tim (hiếm gặp).
2.2. Xét nghiệm và X quang.
2.2.1. Xét nghiệm:

- Acid uric máu tăng trên 7mg% (416mmol/l).
- Acid uric niệu/24h bình thường từ 400-450mg, tăng nhiều trong Goutte nguyên phát, giảm rõ trong Goutte thứ phát sau bệnh thận.
- Tốc độ máu lắng trong đợt tiến triển tăng, các xét nghiệm khác bình thường.
2.2.2. Dịch khớp.
Dịch khớp có biểu hiện viêm rõ rệt (lượng muxin giảm, bạch cầu tăng nhiều). Đặc biệt thấy những tinh thể urat monosodic nằm trong hoặc ngoài tế bào: là những tinh thể hình que, hai đầu nhọn, lưỡng chiết quang (qua kính hiển vi đối pha), dài bằng hoặc hơn kích thước của bạch cầu (phân biệt với tinh thể pyrophosphat Ca rất ngắn và hai đầu vuông cạnh).
2.2.3. X quang.
Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là khuyết xương hình hốc ở các đầu xương: hay gặp ở xương đốt ngón chân, ngón tay, xương bàn tay, bàn chân, đôi khi ở cổ tay, cổ chân, khuỷu và gối. Khuyết lúc đầu ở dưới sụn khớp và vỏ xương, khe khớp hẹp rõ, sau đó hình khuyết lớn dần và tạo nên hình hủy xương rộng, xung quanh có những vệt vôi hóa. Nếu bệnh tiến triển lâu còn có thể thấy hình ảnh thoái hóa thứ phát (gai xương). 

2. 3. Chẩn đoán.
2.3.1. Chẩn đoán xác định.

Dựa vào cơ địa, các u cục quanh khớp và vành tai, viêm đa khớp, acid uric trong máu tăng cao, tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp, hình ảnh khuyết xương trên X quang.
2.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Gút cấp và mạn.
Do Bennett và Wood (Mỹ) đề xuất năm 1968:
a) Hoặc tìm thấy tinh thể acid uric trong dịch khớp hay trong các u cục (tophi).
b) Hoặc tối thiểu có từ 2 tiêu chuẩn sau đây trở lên:
- Trong tiền sử hoặc hiện tại có ít nhât 2 đợt sưng đau của 1 khớp với tính chất bắt đầu đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng vài tuần.
- Trong tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như tiêu chuẩn trên.
- Tìm thấy các u cục (tophi).
- Tác dụng điều trị kết quả nhanh chóng (trong vòng 48h) của Colchicin trong tiền sử hay hiện tại.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.
2.3.3. Chẩn đoán phân biệt.
- Với bệnh viêm khớp dạng thấp, nhất là với thể có nhiều hạt dưới da. Dựa vào giới, tính chất u cục, acid uric máu và hình ảnh X quang thường.
- Bệnh phong thể củ: cần tìm hiện tượng mất cảm giác và vi khuẩn Hansen ở nước mũi khi có nghi ngờ. 

III. ĐIỀU TRỊ.
1. Điều trị cơn Gút cấp tính.
1.1. Chế độ.

Nghỉ ngơi hoàn toàn, giữ ấm, ăn nhẹ, uống nhiều nước (nước suối khoáng kiềm cao) 1-2 lít/ngày.
1.2. Thuốc chống viêm.
- Colchicin viên 1mg: Ngày đầu uống 3 viên chia 3 lần.
Ngày thứ hai uống 2 viên chia 2 lần.
Ngày thứ 3 đến thứ 7 dùng 1 viên vào buổi tối.
Chỉ dùng thuốc trong 1 tuần, chú ý tai biến buồn nôn, ỉa chảy, mẩn ngứa, sốt cao...
Hoặc có thể dùng: cách 1-2 giờ uống 0,5-1mg, tác dụng xuất hiện sau 2-3 giờ, không dùng quá 8mg/ngày. Dùng cho đến khi hết đau (2-3 ngày) hoặc bắt đầu có rối loạn tiêu hóa.
- Có thể thay bằng các thuốc chống viêm khác:
+ Phenylbutazon ngày đầu tiêm 1 ống 600mg IM, ngày sau tiêm 1 ống, từ ngày thứ 3 thay bằng uống 200-400mg/ngày.
+ Diclofenac 75mg tiêm 1 ống trong 3 ngày sau đó chuyển sang uống 100mg/ngày.
+ Các thuốc chống viêm non-steroid khác.
Tuyệt đối không dùng thuốc steroid mặc dù giảm đau nhanh nhưng làm tăng acid uric máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính.
2. Điều trị Goutte mạn tính và dự phòng cơn Gút cấp tái phát.
2.1. Chế độ ăn uống sinh hoạt.
- Kiêng rượu và các thứ kích thích như ớt, cafe, thuốc lá...
- Hạn chế ăn thức ăn có nhiều purin như: phủ tạng động vật (lòng, gan, tim, tiết...), thịt, cá, cua, nấm, rau dền, đậu Hà lan, đậu hạt các loại. Thịt ăn mỗi ngày dưới 100g. Có thể ăn trứng, sữa, uống bia, hoa quả.
- Uống nhiều nước (2 lít/ngày), nên uống các loại nước khoáng có nhiều bicacbonat, nếu không thì uống dung dịch bicacbonat Na 3%.
- Tránh làm việc quá sức, tránh lạnh, tránh ăn uống quá mức, không dùng thuốc lợi tiểu thiazid, steroid.
2.2. Thuốc hạ acid uric máu.
- Thuốc tăng thải acid uric: dùng một trong các thuốc sau đây:
+ Benemid (Probenecid) viên 500mg, ngày 1-2 viên.
+ Anturan (Sunfinpyzaron) viên 100mg, 2-3 viên/ngày.
+ Amplivix (Benziodazon) viên 100mg 1-2 viên/ngày.
+ Désuric (Benzbromaron) viên 100mg 1-3 viên/ngày.
Thuốc uống chia làm nhiều lần trong ngày, nếu có biểu hiện tác dụng phụ thì đổi thuốc khác, nếu có biểu hiện thận thì chuyển sang nhóm thuốc ức chế acid uric.
- Thuốc ức chế acid uric: chỉ định trong các trường hợp có sỏi thận, Gút mạn tính có u cục.
+ Allopurinol (Zyloric) viên 100mg uống 2 viên/ngày rồi tăng dần 4 viên/ngày.
+ Thiopurinol viên 100mg dùng như trên.
+ Acid orotic (oroturic, epuric) uống 2-5g/ngày.
+ Urat oxydase (uricozym) tiêm IV 1000UI/ngày.
Trong quá trình dùng thuốc giảm acid uric cần theo dõi lượng acid uric máu và nước tiểu để điều chỉnh liều lượng và thay đổi loại thuốc, nói chung phải dùng kéo dài để duy trì nồng độ acid uric máu dưới 7mg% (416mmol/l).

Đọc thêm những bài khác cùng chuyên mục :
Bệnh gút là gì?
Chữa bệnh gút như thế nào?
 Ăn gì khi bị bệnh tiểu đường?
(Nguồn : NguyenQuangDat.com)

Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc ý kiến đóng góp vui lòng để lại bên dưới hoặc gọi điện thoại số 0975.228.600 – 0934.028.099 để đặt hàng. Xin cám ơn !




Read more

PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH GÚT RẤT ĐƠN GIẢN & RẺ TIỀN


Mua cải bẹ xanh (lá cải có vị nhẩn nhẩn mà người ta gọi là cải đắng, thường được dùng để cuốn bánh xèo ăn, ngon hơn là cuốn bánh xèo với lá xà lách) Cải bẹ xanh vị nhẩn nhẩn chứ không phải là cải ngọt, xin hãy phân biệt đúng. Mỗi ngày đều nấu cải bẹ banh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gút để ta sẽ không còn bị bệnh gút này hành hạ nữa. Kiên trì nấu uống mỗi ngày, còn xác cải thì ăn để khỏi phí. Vẫn tiếp tục dù thấy bệnh đã khả quan. Tiếp tục uống nước cải bẹ xanh này để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa.

Rất nhiều người Á Châu ở Mỹ & Canada đã chữa lành được bệnh gút bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.

Chữa bệnh Gút bằng rau cải xanh

- Bệnh Gout có người gọi là bệnh Gút, bệnh Thống phong. Dễ hiểu khi gọi là bệnh Đau khớp xương.

- Bệnh Gút do bởi Acit Urit trong máu quá cao. Acit uric có trong thịt và cá ta thường dùng. Thông thường acit uric bị thải qua thận để ra nước tiểu, nhưng đôi khi nó thải ra quá ít, nên gây ra sưng khớp và gây đau nhức cho thân chủ.

- Lí do tăng Acit uric là: -uống nhiều rượu, bia, bệnh tiểu đường (diabetes), máu cao (high cholesterol, ít vận động.

- Gout thường đau nhức nơi đầu gối, cổ tay, mắt cá chân, có khi ở ngón chân cái.


- Cũng có khi bị Gút do di truyền.
- Nam giới thường thấy mắc bệnh Gút nhiều hơn nữ giới
- Gút có thể tiến đến bị bệnh sỏi thận

Chữa trị:

1. Bằng thuốc tây theo toa bác sĩ cho.

2. Bằng uống black or blue cherry juice

Pha 1 phần Black Cherry Concentrate đó với 5 phần nước. Uống như một loại nước giải khát thông thường (Coke, Soda ...)

3. Bằng uống nước cải bẹ đắng luộc

Mua cải bẹ xanh (người ta gọi là cải đắng, thường được dùng để cuốn bánh xèo ăn, ngon hơn là cuốn bánh xèo với lá xà lách) Cải bẹ xanh vị nhẩn nhẩn chứ không phải là cải ngọt.

Mỗi ngày đều nấu cải bẹ banh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gout để ta sẽ không còn bị bệnh gout này hành hạ nữa. Kiên trì nấu uống mỗi ngày, còn xác cải thì ăn để khỏi phí. Vẫn tiếp tục dù thấy bệnh đã khả quan. Tiếp tục uống nước cải bẹ xanh này để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa.

Rất nhiều người Á Châu ở Mỹ & Canada đã chữa lành được bệnh gout bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.

Đọc thêm những bài khác cùng chuyên mục :
Bệnh gút là gì?
Chữa bệnh gút như thế nào?
 Ăn gì khi bị bệnh tiểu đường?

(Nguồn : NguyenQuangDat.com)

Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc ý kiến đóng góp vui lòng để lại bên dưới hoặc gọi điện thoại số 0975.228.600 – 0934.028.099 để đặt hàng. Xin cám ơn !







Read more